Tháng 06/2025, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã có diện tích nhỏ, dân số thấp nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện:
- 12 quận gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm,Hà Đông.
- 17 huyện gồm: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm.
- 1 thị xã Sơn Tây
Hà Nội hiện có 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó: 51 phường và 75 xã
Cấp xã/phường/thị trấn, hiện nay có 126 đơn vị mới được sắp xếp sát nhập lại. Cụ thể một số sự thay đổi được bố trí như sau:

1. Phường Hoàn Kiếm - Hà Nội
Sáp nhập phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ và một phần diện tích phường Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền.

2. Phường Cửa Nam - Hà Nội
Sáp nhập phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần diện tích phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền.

3. Phường Ba Đình - Hà Nội
Sáp nhập phường Quán Thánh, phường Trúc Bạch, một phần diện tích phường Cửa Nam, Điện Biên, Đội Cấn, Kim Mã, Ngọc Hà, Thụy Khuê và phần còn lại phường Cửa Đông, Đồng Xuân.
.jpg)
4. Phường Ngọc Hà - Hà Nội
Sáp nhập phường Vĩnh Phúc, phường Liễu Giai, một phần diện tích phường Cống Vị, Kim Mã, Ngọc Khánh, Nghĩa Đô và phần còn lại phường Đội Cấn, Ngọc Hà.

5. Phường Giảng Võ - Hà Nội
Sáp nhập phường Giảng Võ, một phần diện phường Cát Linh, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thành Công và phần còn lại phường Cống Vị, Kim Mã.

6. Phường Hai Bà Trưng - Hà Nội
Sáp nhập phường Đồng Nhân, Phố Huế, một phần diện tích phường Bạch Đằng, Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Thanh Nhàn và phần còn lại phường Phạm Đình Hổ.

7. Phường Vĩnh Tuy - Hà Nội
Sáp nhập các phường Mai Động, Thanh Lương, Vĩnh Hưng và Vĩnh Tuy.
8. Phường Bạch Mai - Hà Nội
Sáp nhập phường Bạch Mai, Bách Khoa, Quỳnh Mai, một phần diện tích phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Phương Mai, Trương Định và phần còn lại phường Thanh Nhàn .
9. Phường Đống Đa - Hà Nội
Sáp nhập phường Thịnh Quang và một phần diện tích phường Quang Trung (quận Đống Đa), Láng Hạ, Nam Đồng, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt.
10. Phường Lĩnh Nam - Hà Nội
Sáp nhập phường Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, một phần diện tích phường Yên Sở và phần còn lại phường Thanh Lương.
11. Phường Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội
Sáp nhập phường Khâm Thiên, Thổ Quan, Văn Chương, một phần diện tích phường Điện Biên, Hàng Bột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phần còn lại phường Cửa Nam, Lê Đại Hành, Nam Đồng, Nguyễn Du, Phương Liên - Trung Tự.
12. Phường Láng - Hà Nội
Sáp nhập phường Láng Thượng và phần còn lại phường Láng Hạ, Ngọc Khánh.
13. Phường Ô Chợ Dừa - Hà Nội
Sáp nhập phường Cát Linh và phần còn lại phường Điện Biên, Thành Côn, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hàng Bột.
14. Phường Hồng Hà - Hà Nội
Sáp nhập phường Chương Dương, Phúc Tân, Phúc Xá, một phần diện tích phường Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thanh Lương, Tứ Liên, Yên Phụ, Bồ Đề, Ngọc Thụy và phần còn lại phường Bạch Đằng.
15. Phường Kim Liên - Hà Nội
Sáp nhập phường Kim Liên, Khương Thượng, một phần diện tích Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự, Trung Liệt và phần còn lại phường Phương Mai, Quang Trung (quận Đống Đa).
16. Phường Hoàng Mai - Hà Nội
Sáp nhập phường Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Tân Mai, Thịnh Liệt, Tương Mai, Trần Phú, Vĩnh Hưng và Yên Sở.
17. Phường Vĩnh Hưng - Hà Nội
Sáp nhập phường Vĩnh Hưng, phần còn lại phường Lĩnh Nam, Thanh Trì, Vĩnh Tuy.
18. Phường Tương Mai - Hà Nội
Sáp nhập phường Giáp Bát, phường Phương Liệt và phần còn lại phường Mai Động, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), Đồng Tâm, Trương Định, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Tương Mai, Vĩnh Hưng.
19. Phường Định Công - Hà Nội
Sáp nhập phường Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, xã Tân Triều, xã Thanh Liệt, một phần diện tích phường Đại Kim và phần còn lại phường Giáp Bát sau.
20. Phường Hoàng Liệt - Hà Nội
Sáp nhập phường Hoàng Liệt, thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), xã Thanh Liệt và một phần diện tích phường Đại Kim.
21. Phường Yên Sở - Hà Nội
Sáp nhập phường Thịnh Liệt, phường Yên Sở, xã Tứ Hiệp và phần còn lại phường Hoàng Liệt, Trần Phú.
22. Phường Thanh Xuân - Hà Nội
Sáp nhập phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Trung Hòa và Trung Văn.
23. Phường Khương Đình - Hà Nội
Sáp nhập phường Hạ Đình, Khương Đình, Khương Trung, một phần diện tích phường Đại Kim, xã Tân Triều và phần còn lại phường Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.
24. Phường Phương Liệt - Hà Nội
Sáp nhập phường Khương Mai và phần còn lại của phường Thịnh Liệt, Phương Liệt, Định Công Khương Đình, Khương Trung.
25. Phường Cầu Giấy - Hà Nội
Sáp nhập phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và Yên Hòa.
26. Phường Nghĩa Đô - Hà Nội
Sáp nhập phường Nghĩa Tân, một phần diện tích phường Cổ Nhuế 1, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Xuân La, Xuân Tảo và phần còn lại của phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa.
27. Phường Yên Hòa - Hà Nội
Sáp nhập phường Mễ Trì, Nhân Chính, Trung Hòa và phần còn lại phường Yên Hòa.
28. Phường Tây Hồ - Hà Nội
Sáp nhập phường Bưởi, một phần diện tích phường Phú Thượng, Xuân La và phần còn lại của phường Nhật Tân, Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Nghĩa Đô, Thụy Khuê.
29. Phường Phú Thượng - Hà Nội
Sáp nhập phường Đông Ngạc, Xuân La, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo và phần còn lại phường Phú Thượng.
30. Phường Tây Tựu - Hà Nội
Sáp nhập phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), một phần diện tích phường Tây Tựu và xã Kim Chung (huyện Hoài Đức).
31. Phường Phú Diễn - Hà Nội
Sáp nhập phường Phú Diễn và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cổ Nhuế 1, Mai Dịch, Phúc Diễn thành phường mới có tên gọi là phường Phú Diễn.
32. Phường Xuân Đỉnh - Hà Nội
Sáp nhập phường Xuân Đỉnh và phần còn lại phường Cổ Nhuế 1, Xuân La, Xuân Tảo.
33. Phường Đông Ngạc - Hà Nội
Sáp nhập phường Đức Thắng, một phần diện tích phường Cổ Nhuế 2, Thụy Phương, Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) và phần còn lại phường Đông Ngạc, Xuân Đỉnh.
34. Phường Thượng Cát - Hà Nội
Sáp nhập phường Liên Mạc, phường Thượng Cát, một phần diện tích phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Tây Tựu và phần còn lại phường Cổ Nhuế 2, Thụy Phương.
35. Phường Từ Liêm - Hà Nội
Sáp nhập phường Cầu Diễn, một phần diện phường Mễ Trì, Phú Đô và phần còn lại phường Mai Dịch, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2.
36. Phường Xuân Phương - Hà Nội
Sáp nhập phường Phương Canh, phường Xuân Phương, một phần diện tích phường Đại Mỗ và phường Tây Mỗ, xã Vân Canh và phần còn lại phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Phúc Diễn.
37. Phường Tây Mỗ - Hà Nội
Sáp nhập phường Đại Mỗ, phường Dương Nội, xã An Khánh và phần còn lại phường Tây Mỗ.
38. Phường Đại Mỗ - Hà Nội
Sáp nhập phường Dương Nội, Đại Mỗ, Mộ Lao và phần còn lại phường Mễ Trì, Nhân Chính, Trung Hòa, Phú Đô, Trung Văn.
39. Phường Long Biên - Hà Nội
Sáp nhập phường Cự Khối, Phúc Đồng, Thạch Bàn, xã Bát Tràng, một phần diện tích phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy.
40. Phường Bồ Đề - Hà Nội
Sáp nhập phường Ngọc Lâm, một phần diện tích phường Đức Giang, Gia Thụy, Thượng Thanh, Phúc Đồng và phần còn lại phường Ngọc Thụy, Bồ Đề, Long Biên.
41. Phường Việt Hưng - Hà Nội
Sáp nhập phường Giang Biên, Phúc Đồng, Việt Hưng, một phần diện tích tự nhiên phường Phúc Lợi và phần còn lại phường Gia Thụy, Đức Giang, Thượng Thanh.
42. Phường Phúc Lợi - Hà Nội
Sáp nhập phường Thạch Bàn, xã Cổ Bi và phần còn lại phường Giang Biên, Việt Hưng, Phúc Lợi, Phúc Đồng.
43. Phường Hà Đông - Hà Nội
Sáp nhập phường Phúc La, phường Vạn Phúc, một phần diện tích phường Quang Trung (quận Hà Đông), Đại Mỗ, Hà Cầu, La Khê, Văn Quán, xã Tân Triều và phần còn lại phường Mộ Lao.
44. Phường Dương Nội - Hà Nội
Sáp nhập phường Dương Nội, Phú La, Yên Nghĩa và xã La Phù và phần còn lại phường Đại Mỗ, La Khê.
45. Phường Yên Nghĩa - Hà Nội
Sáp nhập phường Đồng Mai và phần còn lại phường Yên Nghĩa.
46. Phường Phú Lương - Hà Nội
Sáp nhập phường Phú Lãm, một phần diện tíchphường Kiến Hưng, Phú Lương, xã Cự Khê và xã Hữu Hòa.
47. Phường Kiến Hưng - Hà Nội
Sáp nhập phường Kiến Hưng, phường Phú Lương và phần còn lại phường Quang Trung (quận Hà Đông), Hà Cầu, Phú La.
48. Phường Thanh Liệt - Hà Nội
Sáp nhập xã Tả Thanh Oai và phần còn lại phường Đại Kim, Thanh Xuân Bắc, Hạ Đình, Văn Quán, xã Thanh Liệt, Tân Triều.
49. Phường Chương Mỹ - Hà Nội
Sáp nhập phường Biên Giang, thị trấn Chúc Sơn, các xã Đại Yên, Ngọc Hòa, Phụng Châu, Tiên Phương, Thuỵ Hương và phần còn lại phường Đồng Mai.
50. Phường Sơn Tây - Hà Nội
Sáp nhập phường Ngô Quyền, Phú Thịnh, Viên Sơn, xã Đường Lâm, một phần diện tích phường Trung Hưng, phường Sơn Lộc và xã Thanh Mỹ.
51. Phường Tùng Thiện - Hà Nội
Sáp nhập phường Xuân Khanh, phường Trung Sơn Trầm, xã Xuân Sơn và phần còn lại phường Trung Hưng, Sơn Lộc và xã Thanh Mỹ.
52. Xã Thanh Trì - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Văn Điển, xã Ngũ Hiệp và xã Vĩnh Quỳnh, một phần diện tích xã Yên Mỹ, Duyên Hà và phần còn lại xã Tứ Hiệp, phường Yên Sở.
53. Xã Ứng Thiên - Hà Nội
Sáp nhập xã Hoa Viên, Liên Bạt, Quảng Phú Cầu và Trường Thịnh.
54. Xã Nam Phù - Hà Nội
Sáp nhập xã Vạn Phúc, một phần diện tích xã Liên Ninh, Ninh Sở, một phần diện tích xã Đông Mỹ, Duyên Thái và phần còn lại của xã Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Duyên Hà.
55. Xã Ngọc Hồi - Hà Nội
Sáp nhập xã Ngọc Hồi, một phần diện tích xã Duyên Thái, Đại Áng, Khánh Hà và phần còn lại xã Liên Ninh.
56. Xã Thượng Phúc
Sáp nhập xã Tân Minh (huyện Thường Tín), Dũng Tiến, Quất Động, Nghiêm Xuyên và Nguyễn Trãi.
57. Xã Thường Tín - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Thường Tín, các xã Tiền Phong (huyện Thường Tín), Hiền Giang, Hòa Bình, Nhị Khê, Văn Bình, Văn Phú và phần còn lại xã Đại Áng, Khánh Hà.
58. Xã Chương Dương - Hà Nội
Sáp nhập xã Chương Dương, Lê Lợi, Thắng Lợi, Tự Nhiên và một phần diện tích xã Tô Hiệu, Vạn Nhất.
59. Xã Hồng Vân - Hà Nội
Sáp nhập xã Hà Hồi, Hồng Vân, Liên Phương, Vân Tảo và phần còn lại xã Duyên Thái, Ninh Sở, Đông Mỹ.
60. Xã Phú Xuyên - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, các xã Hồng Thái, Minh Cường, Nam Phong, Nam Tiến, Quang Hà, Văn Tự và phần còn lại xã Tô Hiệu, Vạn Nhất.
61. Xã Phượng Dực - Hà Nội
Sáp nhập xã Hoàng Long, Hồng Minh, Phú Túc, Văn Hoàng và Phượng Dực.
62. Xã Chuyên Mỹ - Hà Nội
Sáp nhập xã Tân Dân (huyện Phú Xuyên), Châu Can, Phú Yên, Vân Từ và Chuyên Mỹ.
63. Xã Đại Xuyên - Hà Nội
Sáp nhập xã Bạch Hạ, Khai Thái, Minh Tân, Phúc Tiến, Quang Lãng, Tri Thủy và Đại Xuyên.
64. Xã Thanh Oai - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Kim Bài, các xã Đỗ Động, Kim An, Phương Trung, Thanh Mai và một phần diện tích xã Kim Thư.
65. Xã Bình Minh - Hà Nội
Sáp nhập xã Bích Hòa, Bình Minh, Cao Viên, Thanh Cao, một phần diện tích xã Lam Điền, và phần còn lại xã Cự Khê, phường Phú Lương.
66. Xã Tam Hưng - Hà Nội
Sáp nhập xã Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn và Tam Hưng.
67. Xã Dân Hòa - Hà Nội
Sáp nhập xã Cao Xuân Dương, Hồng Dương, Liên Châu, Tân Ước và Dân Hòa.
68. Xã Vân Đình - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Vân Đình và các xã Cao Sơn Tiến, Phương Tú, Tảo Dương Văn.
69. Xã Đại Thanh - Hà Nội
Sáp nhập xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) và phần còn lại xã Hữu Hòa, phường Kiến Hưng, thị trấn Văn Điển, xã Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh
70. Xã Hòa Xá - Hà Nội
Sáp nhập xã Hòa Phú và xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa), xã Bình Lưu Quang, Phù Lưu.
71. Xã Ứng Hòa - Hà Nội
Sáp nhập xã Đại Cường, Đại Hùng, Đông Lỗ, Đồng Tân, Kim Đường, Minh Đức, Trầm Lộng và Trung Tú.
72. Xã Mỹ Đức - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Đại Nghĩa và các xã An Phú, Đại Hưng, Hợp Thanh, Phù Lưu Tế.
73. Xã Hồng Sơn - Hà Nội
Sáp nhập xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), An Mỹ, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Hồng Sơn.
74. Xã Đan Phượng - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Phùng và các xã Đồng Tháp, Song Phượng, Thượng Mỗ, Đan Phượng.
75. Xã Hương Sơn - Hà Nội
Sáp nhập xã An Tiến, Hùng Tiến, Vạn Tín và Hương Sơn thành xã mới có tên gọi là xã Hương Sơn.
76. Xã Phú Nghĩa - Hà Nội
Sáp nhập xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Trung Hòa, Trường Yên và Phú Nghĩa.
77. Xã Xuân Mai - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Xuân Mai, xã Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiên và một phần diện tích xã Tân Tiến.
78. Xã Trần Phú - Hà Nội
Sáp nhập xã Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú và phần còn lại xã Đồng Tâm, Tân Tiến.
79. Xã Hòa Phú - Hà Nội
Sáp nhập xã Hòa Phú (huyện Chương Mỹ), Đồng Lạc, Hồng Phú, Thượng Vực, Văn Võ và phần còn lại xã Kim Thư.
80. Xã Quảng Bị - Hà Nội
Sáp nhập xã Hoàng Diệu, Hợp Đồng, Quảng Bị, Tốt Động và phần còn lại xã Lam Điền.
81. Xã Minh Châu - Hà Nội
Sáp nhập xã Minh Châu, một phần diện tích thị trấn Tây Đằng và xã Chu Minh.
82. Xã Quảng Oai - Hà Nội
Sáp nhập xã Cam Thượng, Đông Quang, Tiên Phong, một phần diện tích xã Thụy An và phần còn lại thị trấn Tây Đằng và xã Chu Minh.
83. Xã Vật Lại - Hà Nội
Sáp nhập xã Thái Hòa và xã Phú Sơn (huyện Ba Vì), các xã Đồng Thái, Phú Châu, Vật Lại.
84. Xã Cổ Đô - Hà Nội
Sáp nhập xã Phú Cường (huyện Ba Vì), Cổ Đô, Phong Vân, Phú Hồng, Phú Đông và Vạn Thắng.
85. Xã Bất Bạt - Hà Nội
Sáp nhập xã Thuần Mỹ, Tòng Bạt, Sơn Đà, một phần diện tích xã Cẩm Lĩnh, Minh Quang.
86. Xã Suối Hai - Hà Nội
Sáp nhập xã Ba Trại, xã Tản Lĩnh và phần còn lại của xã Thụy An, Cẩm Lĩnh.
87. Xã Ba Vì - Hà Nội
Sáp nhập xã Ba Vì, xã Khánh Thượng và phần còn lại xã Minh Quang.
88. Xã Yên Bái - Hà Nội
Sáp nhập xã Vân Hòa, xã Yên Bài và một phần diện tích xã Thạch Hòa.
89. Xã Đoài Phương - Hà Nội
Sáp nhập xã Kim Sơn, xã Sơn Đông và một phần diện tích xã Cổ Đông.
90. Xã Phúc Thọ - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Phúc Thọ và các xã Long Thượng, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Tích Lộc, Trạch Mỹ Lộc.
91. Xã Phúc Lộc - Hà Nội
Sáp nhập xã Nam Hà, Sen Phương, Vân Phúc, Võng Xuyên và Xuân Đình.
92. Xã Hát Môn - Hà Nội
Sáp nhập xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ), Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Ngọc Tảo, Tam Thuấn, Thanh Đa và Hát Môn.
93. Xã Thạch Thất - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Liên Quan và các xã Cẩm Yên, Đại Đồng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim.
94. Xã Hạ Bằng - Hà Nội
Sáp nhập xã Cần Kiệm, xã Đồng Trúc và một phần diện tích xã Bình Yên, Hạ Bằng, Tân Xã, Phú Cát.
95. Xã Tây Phương - Hà Nội
Sáp nhập xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất), Hương Ngải, Lam Sơn, Thạch Xá, một phần diện tích xã Quang Trung, Ngọc Liệp, Phượng Sơn, thị trấn Quốc Oai.
96. Xã Hòa Lạc - Hà Nội
Sáp nhập xã Tiến Xuân, xã Thạch Hòa và phần còn lại xã Cổ Đông, Bình Yên, Hạ Bằng, Tân Xã.
97.Xã Yên Xuân - Hà Nội
Sáp nhập xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai), Yên Bình, Yên Trung và phần còn lại xã Tiến Xuân, Thạch Hòa.
98. Xã Quốc Oai - Hà Nội
Sáp nhập xã Thạch Thán, xã Sài Sơn, một phần diện tích xã Ngọc Mỹ và phần còn lại thị trấn Quốc Oai, xã Phượng Sơn.
99. Xã Hưng Đạo - Hà Nội
Sáp nhập xã Cộng Hoà, Đồng Quang và Hưng Đạo.
100. Xã Kiều Phú - Hà Nội
Sáp nhập xã Cấn Hữu, Liệp Nghĩa, Tuyết Nghĩa và phần còn lại của xã Ngọc Liệp, xã Quang Trung, Ngọc Mỹ.
101. Xã Phú Cát - Hà Nội
Sáp nhập xã Đông Yên, Hoà Thạch, Phú Mãn và phần còn lại xã Phú Cát.
102. Xã Hoài Đức - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Trạm Trôi, các xã Di Trạch, Đức Giang, Đức Thượng, một phần diện tích phường Tây Tựu, xã Tân Lập và phần còn lại xã Kim Chung (huyện Hoài Đức).
103. Xã Dương Hòa - Hà Nội
Sáp nhập xã Cát Quế, Dương Liễu, Đắc Sở, Minh Khai và Yên Sở
104. Xã Sơn Đồng - Hà Nội
Sáp nhập xã Lại Yên, Sơn Đồng, Tiền Yên, một phần diện tích xã An Khánh, Song Phương, Vân Côn, An Thượng và phần còn lại xã Vân Canh.
105. Xã An Khánh - Hà Nội
Sáp nhập xã Đông La và phần còn lại phường Dương Nội, xã An Khánh, La Phù, Song Phương, Vân Côn, An Thượng.
106. Xã Phúc Sơn - Hà Nội
Sáp nhập xã Mỹ Xuyên, Phúc Lâm, Thượng Lâm, Tuy Lai và một phần diện tích xã Đồng Tâm.
107. Xã Ô Diên - Hà Nội
Sáp nhập xã Hạ Mỗ, xã Tân Hội, một phần diện tích xã Liên Hà (huyện Đan Phượng), Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Văn Khê và phần còn lại phường Tây Tựu, xã Tân Lập
108. Xã Liên Minh - Hà Nội
Sáp nhập xã Phương Đình, một phần diện tích xã Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An, Hồng Hà và xã Tiến Thịnh
109. Xã Gia Lâm - Hà Nội
Sáp nhập xã Dương Xá, xã Kiêu Kỵ, một phần diện tích thị trấn Trâu Quỳ, phường Thạch Bàn và các xã Phú Sơn (huyện Gia Lâm), Cổ Bi, Đa Tốn
110. Xã Thuận An - Hà Nội
Sáp nhập Dương Quang, xã Lệ Chi, một phần diện tích xã Đặng Xá và phần còn lại xã Phú Sơn (huyện Gia Lâm)
111. Xã Bát Tràng - Hà Nội
Sáp nhập xã Kim Đức và phần còn lại của phường Cự Khối, Thạch Bàn, thị trấn Trâu Quỳ và xã Đa Tốn, Bát Tràng
112. Xã Phù Đổng - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Yên Viên, các xã Ninh Hiệp, Phù Đổng, Thiên Đức, Yên Thường, Yên Viên và phần còn lại xã Cổ Bi, Đặng Xá
113. Xã Thư Lâm - Hà Nội
Sáp nhập xã Thụy Lâm, xã Vân Hà, một phần diện tích xã Xuân Nộn, thị trấn Đông Anh và các xã Liên Hà (huyện Đông Anh), Dục Tú, Nguyên Khê, Uy Nỗ, Việt Hùng
114. Xã Đông Anh - Hà Nội
Sáp nhập xã Cổ Loa, Đông Hội, Mai Lâm, một phần diện tích thị trấn Đông Anh, xã Tàm Xá, Tiên Dương, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh và phần còn lại xã Liên Hà (huyện Đông Anh), Dục Tú, Uy Nỗ, Việt Hùng
115. Xã Phúc Thịnh - Hà Nội
Sáp nhập xã Bắc Hồng, Nam Hồng, Vân Nội, một phần diện tích xã Vĩnh Ngọc và phần còn lại của xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Tiên Dương, thị trấn Đông Anh
116. Xã Thiên Lộc - Hà Nội
Sáp nhập xã Võng La, một phần diện tích xã Kim Chung (huyện Đông Anh), Đại Mạch, Kim Nỗ, Tiền Phong (huyện Mê Linh) và xã Hải Bối
117. Xã Vĩnh Thanh - Hà Nội
Sáp nhập phần còn lại của xã Tàm Xá và xã Xuân Canh và phần còn lại xã Vĩnh Ngọc, Kim Chung (huyện Đông Anh), Hải Bối, Kim Nỗ
118. Xã Mê Linh - Hà Nội
Sáp nhập xã Tráng Việt, một phần diện tích xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), Văn Khê, Mê Linh, Đại Thịnh, Hồng Hà và phần còn lại của các xã Liên Hà (huyện Đan Phượng), Liên Hồng, Liên Trung, Đại Mạch.
119. Xã Yên Lãng - Hà Nội
Sáp nhập xã Chu Phan, Hoàng Kim, Liên Mạc, một phần diện tích xã Thạch Đà, Văn Khê và phần còn lại xã Tiến Thịnh, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An, Hồng Hà
120. Xã Tiến Thắng - Hà Nội
Sáp nhập xã Tam Đồng, Tiến Thắng, Tự Lập, một phần diện tích xã Đại Thịnh, Kim Hoa, Thanh Lâm và phần còn lại xã Văn Khê, Thạch Đà
121. Xã Quang Minh
Sáp nhập thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh và phần còn lại của xã Mê Linh, Tiền Phong (huyện Mê Linh), Đại Thịnh, Kim Hoa và xã Thanh Lâm
122. Xã Sóc Sơn - Hà Nội
Sáp nhập thị trấn Sóc Sơn, xã Tân Minh và xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn), Phù Lỗ, Phù Linh, Tiên Dược, một phần diện tích xã Mai Đình Phú Minh,Quang Tiến
123. Xã Đa Phúc - Hà Nội
Sáp nhập xã Bắc Phú, Đức Hoà, Kim Lũ, Tân Hưng, Việt Long, Xuân Giang và Xuân Thu
124. Xã Nội Bài - Hà Nội
Sáp nhập xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn), Hiền Ninh, Thanh Xuân và phần còn lại của các xã Mai Đình, Phú Minh, Quang Tiến
125. Xã Trung Giã - Hà Nội
Sáp nhập xã Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Nam Sơn và Trung Giã
126. Xã Kim Anh - Hà Nội
Sáp nhập xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn), Minh Phú và Minh Trí
Vị trí thành phố Hà Nội

Tổng quan vị trí và địa hình Hà Nội
Hà Nội là thủ đô hơn 1.000 năm văn hiến, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tọa lạc ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội giáp Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ và Hải Phòng.
Diện tích toàn thành phố Hà Nội sau mở rộng năm 2008 là 3.324,92 km², địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, với các vùng đồi núi ở Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức.
Hệ thống sông hồ và khí hậu Hà Nội
Được mệnh danh là “thành phố trong sông”, Hà Nội có 7 con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Nhuệ, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cầu, Sông Đáy. Cùng hàng loạt hồ tự nhiên như Hồ Gươm, Hồ Tây, Linh Đàm, Yên Sở. Sông Hồng là dòng chảy chủ đạo, dài 163km qua địa phận Hà Nội, mang phù sa màu mỡ và điều hòa khí hậu. Hệ thống sông hồ nhiều không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn góp phần tạo nên tiểu khí hậu mát lành đặc trưng cho thủ đô.
Giao thông Thành phố Hà Nội

Với mạng lưới kết nối liên vùng thuận tiện, Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Thành phố sở hữu đầy đủ 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy.
Sân bay quốc tế Nội Bài cách khu trung tâm 30-35km, là cửa ngõ hàng không lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra, thành phố còn có sân bay Gia Lâm và các sân bay quân sự như Miếu Môn, Hòa Lạc, Bạch Mai.
Hà Nội là trung tâm đường sắt lớn với 5 tuyến quốc nội và tuyến liên vận quốc tế đi Trung Quốc. Về đường bộ, các cao tốc huyết mạch như Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hòa Lạc - Hòa Bình… cùng với các quốc lộ lớn giúp kết nối liên vùng hiệu quả. Bên cạnh đó, trong nội thành Hà Nội có các hệ thống đường sắt Metro trên cao giúp người dân di chuyển nhanh chóng và tiện lợi.
Hệ thống bến xe liên tỉnh như Mỹ Đình, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Gia Lâm phục vụ giao thông liên tỉnh đi khắp cả nước. Về đường thủy, Hà Nội có các tuyến sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy… và các bến như Bến Đen, Hàm Tử kết nối với Hưng Yên, Việt Trì, Thái Bình.
Dân số Thành phố Hà Nội
Hà Nội hiện là đô thị lớn thứ hai cả nước với khoảng 8,6 triệu người (cuối tháng 09/2023 có 8.499.038 người. Trải qua nhiều đợt sát nhập (như Hà Tây), dân số và diện tích thành phố tiếp tục tăng. Hiện tại Hà Nội rộng 3.359,82 km2. Mật độ dân số của Hà Nội hiện tại là khoảng 2.621 người/km2. Đây là một lực lượng dân cư đông đảo và đa dạng, rất có tiềm năng sinh sống và làm việc tại thủ đô.
Trong khi các quận trung tâm như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm có mật độ dân số cao vượt mức 40.000 người/km2 thì các khu vực ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn… lại có mật độ dưới 2.000 người/km2. Có thể thấy việc phân bổ dân cư không đồng đều do sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng và nhu cầu sinh sống của người dân vẫn tập trung rất lớn vào khu trung tâm thành thị.
Về tôn giáo, Hà Nội đa phần gồm dân tộc Kinh (chiếm 99%), số còn lại là các dân tộc khác như: Mường, Tày, Dao. Việc đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự nâng cấp hệ thống hành chính gần đây khiến dân số tăng nhanh, trung bình tỷ lệ sinh hơn 230.00 người/năm.
Du lịch Hà Nội – Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam
Hà Nội là một trong những điểm du lịch văn hóa nổi bật nhất cả nước, thu hút hơn 24 triệu lượt khách mỗi năm, trong đó hơn 4,5 triệu lượt quốc tế (tính đến năm 2024). Không cần biển xanh hay resort cao cấp, Thủ đô ghi dấu ấn bằng chiều sâu lịch sử, kiến trúc cổ kính, phố cổ 36 phố phường và ẩm thực đặc sắc.
Du khách thường ghé thăm các biểu tượng của Hà Nội như: Hồ Gươm, Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hà Nội…
Ẩm thực Hà thành hấp dẫn với những món trứ danh: phở Hà Nội, bún chả, chả cá Lã Vọng, bún thang, bánh tôm Hồ Tây, cà phê trứng…
Hệ thống lưu trú cao cấp gồm nhiều khách sạn 5 sao như: Sofitel Metropole, JW Marriott, Lotte, InterContinental, Hilton, Melia… sẵn sàng phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Hà Nội cũng xây dựng nhiều dự án bất động sản, có nhiều nhà và chung cư nằm ngay vị trí trung tâm nhằm thu hút nhu cầu mua/thuê nhà cũng như đầu tư dài hạn vì tiềm năng sinh lời cao.
Việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội theo Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn tạo tiền đề quan trọng để Thủ đô phát triển bền vững, hiện đại và đồng bộ hơn. Với 126 xã phường mới được hình thành, bản đồ hành chính Hà Nội đã có nhiều thay đổi rõ nét, phản ánh quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu tổ chức lại không gian quản lý hiệu quả. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, quản lý đất đai, quy hoạch và phát triển hạ tầng trong thời kỳ mới.