Từ ngày 12/6/2025, Việt Nam có tổng cộng 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương. Trong số này, 19 tỉnh và 4 thành phố được hình thành sau quá trình sắp xếp, còn lại 11 tỉnh, thành phố giữ nguyên hiện trạng và không thực hiện sắp xếp.
Sáng ngày 12/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã tiến hành biểu quyết và thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Theo nội dung Nghị quyết, kể từ thời điểm có hiệu lực (ngày 12/6/2025), cả nước có tổng cộng 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, có 19 tỉnh và 4 thành phố được hình thành sau quá trình sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết, và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện việc sắp xếp.
Danh sách các tỉnh, thành phố mới được thành lập sau khi sắp xếp hành chính
Từ ngày 12/6/2025, cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, 23 đơn vị hành chính mới được hình thành từ việc sáp nhập 52 tỉnh, thành phố.
Dưới đây là thông tin chi tiết:
Tỉnh Lào Cai: Hình thành từ việc sáp nhập toàn bộ tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Diện tích tự nhiên: 13.256,92 km². Dân số: 1.778.785 người.
Tỉnh Thái Nguyên: Hình thành từ Bắc Kạn và Thái Nguyên. Diện tích: 8.375,21 km². Dân số: 1.799.489 người.
Tỉnh Phú Thọ: Sáp nhập Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ. Diện tích: 9.361,38 km². Dân số: 4.022.638 người.
Tỉnh Bắc Ninh: Hình thành từ Bắc Giang và Bắc Ninh. Diện tích: 4.718,6 km². Dân số: 3.619.433 người.
Tỉnh Hưng Yên: Sáp nhập Thái Bình và Hưng Yên. Diện tích: 2.514,81 km². Dân số: 3.567.943 người.
Thành phố Hải Phòng: Sáp nhập Hải Dương và Hải Phòng. Diện tích: 3.194,72 km². Dân số: 4.664.124 người.
Tỉnh Ninh Bình: Hình thành từ Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Diện tích: 3.942,62 km². Dân số: 4.412.264 người.
Tỉnh Quảng Trị: Hình thành từ Quảng Bình và Quảng Trị. Diện tích: 12.700 km². Dân số: 1.870.845 người.
Thành phố Đà Nẵng: Sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam. Diện tích: 11.859,59 km². Dân số: 3.065.628 người.
Tỉnh Quảng Ngãi: Từ Kon Tum và Quảng Ngãi. Diện tích: 14.832,55 km². Dân số: 2.161.755 người.
Tỉnh Gia Lai: Gồm Bình Định và Gia Lai. Diện tích: 21.576,53 km². Dân số: 3.583.693 người.
Tỉnh Khánh Hòa: Sáp nhập Ninh Thuận và Khánh Hòa. Diện tích: 8.555,86 km². Dân số: 2.243.554 người.
Tỉnh Lâm Đồng: Từ Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng. Diện tích: 24.233,07 km². Dân số: 3.872.999 người.
Tỉnh Đắk Lắk: Từ Phú Yên và Đắk Lắk. Diện tích: 18.096,4 km². Dân số: 3.346.853 người.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sáp nhập TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Diện tích: 6.772,59 km². Dân số: 14.002.598 người.
Tỉnh Đồng Nai: Gồm Bình Phước và Đồng Nai. Diện tích: 12.737,18 km². Dân số: 4.491.408 người.
Tỉnh Tây Ninh: Sáp nhập Long An và Tây Ninh. Diện tích: 8.536,44 km². Dân số: 3.254.170 người.
Thành phố Cần Thơ: Gồm Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang. Diện tích: 6.360,83 km². Dân số: 4.199.824 người.
Tỉnh Vĩnh Long: Sáp nhập Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long. Diện tích: 6.296,20 km². Dân số: 4.257.581 người.
Tỉnh Đồng Tháp: Từ Tiền Giang và Đồng Tháp. Diện tích: 5.938,64 km². Dân số: 4.370.046 người.
Tỉnh Cà Mau: Từ Bạc Liêu và Cà Mau. Diện tích: 7.942,39 km². Dân số: 2.606.672 người.
Tỉnh An Giang: Gồm Kiên Giang và An Giang. Diện tích: 9.888,91 km². Dân số: 4.952.238 người.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại nghị quyết này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế. 52 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới có tên: Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang.